Xây dựng Thiên Cơ Phát là đơn vị Tư vấn – thiết kế – thi công nhà xưởng chuyên nghiệp, uy tín hàng đầu. Đã tham gia tư vân quản lý dự án, giám sát thi công, thiết kế – thi công các dự án nhà xưởng công nghiệp trên toàn quốc. Cam kết chất lượng – tiến độ thi công nhanh – chi phí thấp nhất. Sau đây là một số nội dung về biện pháp thi công nhà xưởng kết cấu bê tông cốt thép.
I. BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN MÓNG
1. Công tác chuẩn bị
Dọn dẹp mặt bằng: Trước khi thi công, mặt bằng cần được dọn dẹp cỏ rác, san ủi tạo mặt bằng thi công.
Định vị công trình: Định vị vị trí móng bằng máy toàn đạc điện tư, tim trục định vị và đánh dấu bằng cọc gỗ có đóng đinh để thuận tiện trông quá trình thi công.
Chuẩn bị máy móc thiết bị, dụng cụ, nhân công thi công: máy đào, ô tô vận chuyển phải được tập kết đến công trường. Các dụng cụ như cuốc, xẻng … cũng cần được chuẩn bị sẵn.
2. Đào đất
Máy đào đào đất đào xúc đất đổ lên phương tiện vận chuyển để chuyển ra vị trí tập kết đúng quy định. Khi đào bằng máy nên đào cách cao độ thiết kế 5 -10cm để tránh làm ảnh hưởng đến đất nền. Sau khi đào bằng máy đến cao độ thiết kế bố trí nhân công dùng các công cụ cầm tay đào, sửa hố móng theo đúng hồ sơ thiết kế. Hố móng phải được đào rộng hơn kích thước thiết kế trên mặt bằng về mỗi bên 30-50cm và đào vát mái tùy theo địa chất.
Khi đào đất hố móng phải bố trí hố thu nước để bố trí máy bơm hút nước trong quá trình thi công móng.
Quá trình đào đất hố móng cần bố trí hướng di chuyển máy đào và phương tiện vận chuyển phù hợp. Đồng thời hướng thi công móng được thuận tiện, đảm bảo cho xe bê tông và xe bơm bê tông có thể hoạt động tốt.
3. Bê tông lót móng
Sau khi nghiệm thu đào đất hố móng phải khẩn trương tiến hành thi công bê tông lót đáy hố móng tránh hư hỏng hố móng. Ván khuôn móng có thể dùng hộp thép hoặc ván ép phủ phim, đóng cọc chống cẩn thẩn tránh biến dạng trong quá trình đổ bê tông.
Bê tông lót thường có khối lượng nhỏ, do đó có thể bố trí đổ bê tông thủ công hoặc bê tông thương phẩm. Khi đổ bê tông thủ công bằng máy trộn tại hiện trường có thể kết hợp nhân công và cần cẩu hoặc máy xúc để đổ bê tông. Khi đổ bê tông thương phẩn có thể dùng xe bơm bê tông hoặc cần cẩu kết hợp với nhân công để tiến hành đổ bê tông.
Bê tông lót móng phải đảm bảo đúng kích thước, cao độ thiêt kế, đảm bảo độ bằng phẳng tránh ảnh hưởng đến các công tác thi công tiếp theo.
4. Gia công lắp dựng cốt thép móng

Cốt thép được tập kết tại bãi gia công và được xếp thành từng loại riêng để dễ dàng cho công tác gia công. Bên canh đó, cốt thép tập kết tại bãi gia công phải được kê cao cách mặt đất 20-30cm để tránh bùn đất, nước mưa làm ảnh hưởng đến chất lượng. Cốt thép dùng lâu ngày phải được che bạt cẩn thẩn tránh han gỉ làm giảm chất lượng vật liệu, chất lượng thi công công trình.
Cốt thép được gia công tại bãi gia công bằng máy cắt, uốn kết hợp với nhân công. Cốt thép gia công phải đảm bảo kích thước, chủng loại, số lượng theo bản vẽ. Sau khi gia công cốt thép được đưa đến vị trí lắp đặt và tiến hành lắp đặt theo đúng thiết kế. Nhưng cốt thép đã gia công chưa lắp đặt ngay cần phải xếp và che bạt tránh han gỉ.
Công tác lắp đặt cốt thép phải đảm bảo về kích thước hình học, khoảng cách cốt thép, đường kính cốt thép. Cốt thép móng được lắp đặt bằng dây thép buộc, mối buộc phải chắc chắn tránh xô lệch trong quá trình thi công các công việc về sau.
5. Gia công lắp dựng cốp pha móng

Sau khi lắp đặt cốt thép móng và kiểm tra đảm bảo sẽ tiến hành lắp dựng cốp pha móng theo bản vẽ thiết kế. Cốp pha móng được gia công song song với quá trình thi công lắp đặt cốt thép để đảm bảo tiến độ thi công nhanh nhất.
Cốp pha móng được sử dụng là cốp pha thép hoặc cốp pha phủ phim kết hợp với thép hộp 50×50 và hệ giáo chống. Giáo chống được bố trí kích đầu và kích chân để dễ dàng điều chỉnh. Sau khi lắp dựng cốp pha móng cần tiến hành hàn gông cốp pha móng và gông chân cột để tránh biến dạng trong quá trình thi công đổ bê tông.
Cốp pha móng phải đảm bảo kích thước hình học theo thiết kế, chắc chắn không bị biên dạng trong quá trình đổ bê tông, kín kít để tránh mất nước bê tông.
6. Đổ bê tông móng
Bê tông móng dùng bê tông thương phẩm trộn tại trạm chộn vân chuyển đến công trường để thi công. Quá trình vận chuyển bê tông được thực hiện bằng xe chuyên dụng, thời gian vận chuyển phải đảm bảo tính chất ninh kết của bê tông. Thông thường thời gian vận chuyển bê tông từ trạm trộn đến vị trí thi công không được quá 45 phút.
Khi bê tông được đưa đên sẽ tiến hành đổ bê tông bằng xe bơm, cần cẩu hoặc máy xúc tùy thuộc vào điều kiện thi công và khối lượng thi công. Bê tông được đổ vào vị trí móng theo từng lớp và đầm bằng đầm rùi theo đúng quy trình để đảm bảo chất lượng và tránh phá hoại cốp pha móng trong quá trình đổ.

7. Bảo dưỡng bê tông
Sau khi đổ bê tông cần được bảo dưỡng ít nhất 03 ngày. Bê tông móng sau khi đổ tối đa 24h, phải bố trí nhân công dùng tưới nước thường xuyên vào bê tông móng để đảm bảo bê tông móng không bị khô nứt ảnh hưởng đến chất lượng
8. Đắp đất hố móng
Sau khi bảo dưỡng bê tông móng theo đúng quy định, tiến hành đắp đất hố móng. Đất đắp tận dụng đất đào đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng đất đắp theo thiết kế. Dùng máy xúc đưa đất xuống vị trí đắp và rải thành từng lớp. Sau khi rải và san phẳng bố trí công nhân dùng đầm cóc đầm đất đến độ chặt yêu cầu.
Trong quá trình thi công nếu đất quá khô cần tiến hành tưới nước đảm bảo độ ẩm tốt nhất, giúp quá trình thi công đầm nền đạt độ chặt yêu cầu.
II. BIỆN PHÁP THI CÔNG KẾT CẤU PHẦN THÂN
1. Biện pháp thi công cột
a. Yêu cầu chung
Cốt thép sắp xếp theo đúng chủng loại, số hiệu, đường kính, kích thước và số lượng. Cốt thép phải được đặt đúng vị trí theo thiết kế đã quy định.
Cốt thép được dự trữ và bảo quản tại công trường theo đúng quy trình, đảm bảo cốt thép sạch, không han gỉ, chất lượng tốt.
Khi gia công cắt, uốn, kéo, hàn cốt thép phải tiến hành đúng theo các quy định với từng chủng loại, đường kính để tránh không làm thay đổi tính chất cơ lý của cốt thép. Dùng máy uốn để nắn thẳng thép nhỏ. Thép có đường kính lớn thì dùng máy uốn. Sản phẩm gia công được kiểm tra theo từng lô với sai số cho phép.
Các bộ phận lắp dựng trước không gây cản trở cho các bộ phận lắp dựng sau.
b. Lắp dựng cốt thép
Sau khi gia công gia công và sắp xếp theo đúng chủng loại, dùng cần trục tháp hoặc cẩu tự hành đưa cốt thép lên sàn tầng đang thi công.
– Trước khi lắp đặt thép cột, vách ta tiến hành kiểm tra các tim, trục định vị cột, vách theo các phương ngang, dọc và đánh dấu bằng sơn đỏ lên sàn, vận chuyển cốt thép đến từng vị trí cột vách, tiến hành lắp dựng dàn giáo, sàn công tác. Chân dàn giáo được neo vào sàn. Sàn thao tác chắc chắn, có lan can an toàn để công nhân có chỗ đứng và tựa vững chắc trong khi thi công.
– Nối cốt thép dọc với thép chờ theo thiết kế . Sau khi cố định, điều chỉnh cốt thép chủ cho đúng kích thước theo thiết kế. Nối buộc cốt đai theo đúng khoảng cách thiết kế. Sử dụng sàn công tác để buộc cốt đai ở trên cao. Mối nối buộc cốt đai phải đảm bảo chắc chắn để tránh làm sai lệch, biến dạng khung thép.
Sử dụng hệ thống cây chống thép đơn để định vị theo hai phương trong quá trình lắp dựng. Giữa cốt thép và ván khuôn phải có viên kê bằng bê tông có râu thép để đảm bảo chiều dày bằng lớp bảo vệ. Các điểm kê cách nhau 60-100cm.
Sử dụng máy toàn đạc để kiểm tra lại vị trí cốt thép, tim cột, để nghiệm thu chuẩn bị lắp dựng cốt pha. Các sai số cho phép khi lắp đặt cốt thép không được vượt quá những trị số quy định theo quy phạm.
c. Gia công lắp dựng cốp pha cột
Ván khuôn được gia công, chế tạo, lắp đặt tại công trường đảm bảo đúng kích thước, hình dáng cấu kiện theo yêu cầu thiết kế. Ván khuôn phải đảm bảo thuận lợi cho việc lắp dựng, vững chắc và ổn định trong quá trình thi công. Lắp dựng và tháo dỡ một cách dễ dàng. Đảm bảo độ kín khít để khi đổ bê tông nước xi măng không bị chảy ra gây ảnh hưởng đến cường độ của bê tông.
Cốp pha cột là ván phủ phim khung thép hộp kết hợp hệ giáo chống và giằng. Đối với cột giữa dùng hộp kết hợp với giáo chống. Các cột biên dùng hộp cột kết hợp giáo chống và cáp giằng. Ván khuôn, thép hộp và giáo chống được đưa lên sàn tầng bằng cần trục tháp hoặc cẩu tự hành, sau đó công nhân vận chuyển đến vị trí các cột
Căn cứ vào vị trí tim trục chuẩn đã đánh dấu, chỉnh vị trí tim cột vách trên mặt bằng. Dùng máy laser kết hợp dọi để kiểm tra độ thẳng đứng của ván khuôn theo 2 phương. Dùng cây chống xiên và dây neo có tăng đơ điều chỉnh để giữ ổn định cho ván khuôn. Với cột giữa thì dùng 4 cây chống ở 4 phía, các cột biên dùng 2-3 cây chống và thêm dây néo có tăng đơ để tăng sự ổn định.
Tại các vị trí cột tiếp xúc với tường, ván khuôn cột sẽ được đục lỗ để các thép chờ liên kết giữa cột và tường xuyên qua.
Khi thi công sàn tầng dưới luôn để các thép biện pháp làm chỗ neo buộc cho ván khuôn cột ở tầng trên. Hệ chống đỡ dùng thép ống tròn để đảm bảo nguyên tắc ván khuôn cứng vững, kín khít. Không lắp dựng hệ chống đỡ trên một hệ thống không vững chắc có thể làm biến dạng cấu kiện.
Lắp các hệ văng chống, tăng đơ, dàn giáo và sàn thao tác. Chân cột phải để một lỗ nhỏ làm vệ sinh trước khi đổ bê tông, sau đó bịt lại.

d. Đổ bê tông cột
Công tác đổ bê tông chỉ được thực hiên sau khi toàn bộ cốt thép, ván khuôn được nghiệm thu. Vệ sinh toàn bộ ván khuôn trước khi đổ. Bố trí hệ thống giàn giáo và sàn công tác phục vụ đổ bê tông. Chuẩn bị máy bơm bê tông, máy đầm dùi và các dụng cụ cần thiết khác.
Bê tông được đổ liên tục và đầm theo các lớp, chiều cao rơi của bê tông không cao quá 1,5m để tránh sự phân tầng. Chiều cao mỗi lớp đổ từ 30 ÷ 40 cm thì cho đầm ngay. Đầm xong lớp trước mới được đổ lớp kế tiếp. Khi đầm lớp bê tông phía trên phải ăn sâu xuống lớp bê tông phía dưới từ 5÷10 cm để làm cho 2 lớp bê tông liên kết với nhau.
Không được đầm quá lâu tại một vị trí tránh hiện tượng phân tầng. Đầm cho đến khi tại một vị trí đầm nổi nước xi măng bề mặt và thấy bê tông không còn xu hướng tụt xuống nữa là đạt yêu cầu. Khi đố bê tông cần chú ý đến việc đặt thép chờ tại các vị trí theo bản vẽ. Tiến hành đổ bê tông cột một lần. Thường xuyên kiểm tra theo dõi độ ổn định của ván khuôn nếu có hiện tượng cần sử lý ngay.
Lấy mẫu thí nghiệm cho từng lần đổ bê tông cột theo chỉ dẫn của kỹ thuật hiện trường. Tiến hành bảo dưỡng bê tông cột và tháo dỡ ván khuôn theo yêu cầu kỹ thuật của dự án.


2. Biện pháp thi công kết cấu dầm sàn
a. Biện pháp thi công lắp dựng ván khuôn
Cốp pha dầm sàn được sử dụng là cốp pha phủ phim kết hộp hệ giáo chống và thép hộp. Hệ giáo chống được sử dụng là giáo nêm với chiều cao thích hợp. Thép hộp 50x50mm dùng làm xà gồ đỡ, thép hộp 50×100 được sử dụng làm hệ xà gồ chính.
Lắp dựng ván khuôn dầm: Ván khuôn dầm gồm ván khuôn thành và 1 ván khuôn đáy. Hệ giáo nêm chống được lắp đặt dọc theo tim dầm, đặt xà đỡ, rải ván đáy dầm trên xà đỡ, cố định 2 đầu bằng các tay giằng. Vị trí tim trục được định vị bằng máy toàn đạc và đánh dấu bằng đinh lên ván khuôn đáy dầm.
Đặt các tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh liên kết với đáy dầm, cố định mép trên bằng các gông, cây chống xiên. Đối với các dầm có chiều cao lớn cần phải lắp đặt hệ ty giằng ở vị trí giữa để đảm bảo chống biến dạng thành dầm. Đối với dầm có bề rộng lớn, công tác văng ngang ván khuôn để thành ván khuôn không bị cong vênh, hở là hết sức quan trọng.
Với các dầm ở mặt biên khi thi công ghép ván khuôn dầm cần đặc biệt chú ý đến công tác an toàn. Khi chưa có lan can an toàn, công nhân không được phép thi công.
Lắp dựng ván khuôn sàn: Đặt các thanh xà gồ chính lên vị trí của kích đầu giáo nêm, cố định các thanh xà gồ bằng đinh thép. Tiếp đó lắp các thanh xà gồ đỡ lên trên các thanh xà gồ chính. Lắp đặt các tấm ván sàn lên trên các thanh xà gồ đỡ, liên kết với xà gồ đỡ bằng đinh thép. Điều chỉnh cao độ, độ bằng phẳng của cốp pha sàn. Sau khi hoàn thành cần phải kiểm tra lại cao độ, tim trục của ván khuôn dầm sàn và điều chỉnh theo đúng thiết kế.
Quá trình thi công cốp pha dầm sàn phải chú ý: vận chuyển lên xuống phải nhẹ nhàng, tránh va chạm, xô đẩy làm ván khuôn bị biến dạng. Ván khuôn được ghép phải kín khít, tránh mất nước xi măng khi đố và đầm bê tông. Đảm bảo kích thước, cao độ, tim trục theo đúng thiết kế. Phải làm vệ sinh sạch sẽ ván khuôn trước khi đổ bê tông. Phải đảm bảo độ vững chắc của ván khuôn, xà gồ, hê giáo chống, sàn thao tác, an toàn.

b. Biện Pháp thi công cốt thép
Yêu cầu khi thi công cốt thép dầm sàn: Khi đã kiểm tra việc lắp dựng ván khuôn dầm sàn, tiến hành lắp dựng cốt thép. Cốt thép được gia công tại bãi gia công, dùng cẩu tự hành vận chuyển và đưa lên vị trí lắp đặt. Cốt thép phải được gia công và lắp đặt đứng thiết kế, đảm bảo chiều dày lớp bê tông bào vệ theo thiết kế và các tiêu chuẩn áp dụng.
Lắp dựng cốt thép dầm: Lắp cốt thép dầm cần tiến hành xen kẽ với công tác ván khuôn. Đặt các thanh thép cấu tạo lên các thanh đà ngang. Luồn cốt đai được buộc thành túm vào. Sau đó luồn các thanh cốt dọc chịu lực. Sau khi buộc xong, rút đà ngang ra và hạ cốt thép xuống ván khuôn dầm. Trước khi lắp dựng cốt thép vào vị trí cần chú ý đặt các con kê bê tông đúc sẵn có chiều dày bằng chiều dày lớp bê tông bảo vệ tại các vị trí cần thiết tại đáy ván khuôn. Việc nối thép dầm phải đúng miền nối và đúng vị trí theo tiêu chuẩn.
Lắp đặt cốt thép sàn: Cốt thép sàn được lắp dựng trực tiếp trên mặt ván khuôn. Rải các thanh thép lớp dưới trước sau đó rải các thanh thép lớp trên và con kê, buộc thành lưới theo đúng thiết kế. Sử dụng con kê bê tông để đảm bảo thép sàn lớp dưới cách ván khuôn sàn đúng chiều dày lớp bảo vệ. Khi thi công lớp thép trên cần kết hợp chặt chẽ với nhà thầu thi công hạng mục điện, nước, công nghệ để đặt sẵn các chi tiết ngầm trong bê tông.

c. Đổ bê tông dầm sàn
Công tác chuẩn bị: Trước khi đổ bê tông các công tác cốt thép, cốp pha phải được nghiệm thu, các chi tiết chôn ngầm đã được thực hiện đầy đủ và được nghiệm thu theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn và chỉ dẫn kĩ thuật. Chuẩn bị xe bơm bê tông, máy đầm dùi, và các dụng cụ cần thiết khác.
Đổ bê tông dầm sàn: Bê tông phải được trộn tại trạm trộn vận chuyển đến công trường bằng xe chuyên dụng. Việc vận chuyển bê tông đến công trường phải đảm bảo thời gian quy định. Trước khi đổ, bê tông phải được kiểm tra độ sụt và lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra chất lượng theo quy định. Bê tông dầm sàn được đỏ bằng xe bơm hoặc cần cẩu tùy theo điều kiện thi công và khối lượng thi công cụ thể. Khi thi công bê tông dầm sàn phải tuân thủ theo nguyên tắc thi công bê tông từ xa về gần, trước tiên đổ bê tông vào dầm, hướng đổ bê tông dầm theo hướng đổ bê tông sàn, đổ đến đâu tiến hành đầm bê tông đến đó. Để khống chế chiều dày sàn sử dụng cây thăm bê tông bằng thép có chiều cao đánh dấu bằng chiều dày sàn để làm cữ. Dùng thước khoảng 3m để san gạt phẳng mặt bê tông.
Công tác đầm bê tông: Đổ được một đoạn thì tiến hành đầm, đầm bê tông dầm bằng đầm đùi và sàn bằng đầm dùi kết hợp đầm thước. Đầm bao giờ thấy vữa bê tông không sụt lún rõ rệt và trên mặt nổi nước xi măng thì thôi tránh đầm một chỗ lâu quá bê tông sẽ bị phân tầng. Thao tác đầm bê tông tại khu vực đầu neo được thực hiện một cách cẩn thận để vừa đảm bảo độ đặc chắc của bê tông và không làm xê dịch các bộ phận neo.
Lưu ý khi đổ bê tông dầm sàn: Trong khi thi công mà gặp mưa vẫn phải thi công cho đến mạch ngừng thi công. Điều này thường gặp nhất là thi công trong mùa mưa. Nếu thi công trong mùa mưa cần phải có các biện pháp phòng ngừa như thoát nước cho bê tông đã đổ, che chắn cho bê tông đang đổ. Mạch ngừng cần đặt thẳng đứng và nên chuẩn bị các thanh ván gỗ đế chắn mạch ngừng, vị trí mạch ngừng phải được bố trí ở vị trí phù hợp và được chấp thuận.

d. Công tác bảo dưỡng bê tông
Trong điều kiện bình thường, sau khi đổ 4 giờ nếu trời nắng ta phải tiến hành che phủ bề mặt bằng bạt che để tránh ảnh hưởng chất lượng bê tông. Bê tông dầm sàn cần được tưới nước bảo dưỡng trong khoảng thời gian ít nhất 3 ngày. Bê tông cần được tưới nước thường xuyên để giữ ẩm. Tưới nước bằng cách dùng cách phun mưa, không được tưới trực tiếp lên bề mặt bê tông mới đông kết. Nước dùng cho bảo dưỡng, phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng trộn bê tông. Trong suốt quá trình bảo dưỡng, không để bê tông khô trắng mặt.